Tượng kỳ 36 kế-ván 11-Thang đông kích tây - Chuyên đề cờ tướng - cotuongaz

Tượng kỳ 36 kế-ván 11-Thang đông kích tây

Kế " Thang đông kích tây" ( Reo hò ở hướng đông, ra mặt ở hướng tây).

- VẬY“THANH ĐÔNG KÍCH TÂY” NGHĨA LÀ  GÌ ?

- Trong binh pháo tôn tử có ghi.( Việc binh là trá ngụy, có thể làm được mà tỏ ra vẻ như không thể. muốn Dùng đấy mà tỏ ra không dùng. Gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi. Thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực lượng đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.)
thanh-dong-kich-tay-reo-ho-o-huong-dong-ra-mat-o-huog-tay
thanh-dong-kich-tay-reo-ho-o-huong-dong-ra-mat-o-huog-tay

- Nghĩa đen của nó là “Reo hò ở phía Đông, nhưng lại đánh vào mặt phía Tây”. Trong chính trị là, nói một đằng làm một nẻo là việc rất cần thiết. Muốn thực hành điều nầy, nhưng lại giả làm điều kia, như thế gọi là thanh đông kích tây.

- THANH ĐÔNG KÍCH TÂY
là cách dùng những đòn bất ngờ để chiến thắng đối thủ, kế nầy nhằm chuyển mục tiêu để lừa đối phương, khiến cho đối phương sơ ý, rồi bất ngờ tấn công vào chỗ không có phòng bị. Phương pháp thực hiện kế này gồm có những bước như sau:
- Đầu tiên phải ra sức tạo tin đồn, nhằm Làm rối tai mắt nhằm mê hoặc ý chí của địch.
tiếp theo là đánh Nghi binh. Làm yếu lực lượng phòng vệ của địch.hoặc kéo lực lượng phòng vệ của địch đi phòng bị một hướng khác Kế “Thanh đông kích tây”, cái nguyên tắc tối cao của chính trị & quân sự lấy “BÍ MẬT” làm chủ động. Dù trên chiến trường, chính trường và ngay cả thương trường cũng đều phải giữ bí mật tuyệt đối, mới nắm được thế chủ động. Để lộ cơ mưu là hỏng tất cả kế sách.
Về mặt quân sự
Thanh đông kích tây là đưa ra một mục tiêu giả để che dấu cho ý đồ thực. Trong Thế chiến II, tướng Mac Arthur đã nhiều lần áp dụng chiêu “Thanh đông kích tây” với Nhật. Trong chiến dịch chiếm lại những hòn đảo tại Thái Bình Dương. Ông thường cho lực lượng lớn vây một hòn đảo để cho Nhật lầm tưởng ông sẽ đánh chiếm đảo đó, nhưng ông lại cho một lực lượng tương đối nhỏ tấn công một hòn đảo khác. Chiêu “thanh đông kích tây” cũng gần giống như chiêu “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Sương”. Nó có ý nghĩa, giữa lúc hai bên đang đấu tranh, mỗi bên đều ra sức che giấu mục tiêu thật của mình, rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.

Điển Tích về kế Thanh Đông Kích Tây

- Có 1 vài điển tích sau đây để mô tả cho kế Thanh đông kích tây

Sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng cho quân đốt lửa trong đường hẻm Hoa Dung để Tào Tháo nghi ngờ rằng quân Lưu Bị dùng kế giương Đông kích Tây, rồi chính tào tháo lại chọn chính đường Hoa Dung để rơi vào bẫy của quân Khổng minh.
- một điển tích khác trong bình pháp tôn tử như sau.
- Tôn Tẫn sau khi bị bàng quyên dùng kế li gián bức phải rời nước Tề, khiến Tôn Tẫn phải lưu lạc đến nước Triệu và nước Hàn, Vì Vua của nước Hàn muốn có được cuốn binh pháp Tôn Tử sống, ( ám chỉ Tôn Tẫn là cuốn sách sống ) nên Tôn Tẫn bị vua của nước Hàn giam lỏng.
- Ngoài vua nước hàn và các nước chư hầu khác muốn có cuốn binh pháp Tôn Tử, thì Bàng Quyên của nước Ngụy, là người đầy dã tâm và muốn có nó hơn tất cả. nên Bàng Quyên xin vua nước Ngụy khởi binh đánh Hàn, lí do của
Bàn Quyên là đi trinh phục nước Hàn nhưng mục đích chính vẫn là có được cuốn sách sống Tôn Tẫn, và câu chuyện bắt đầu từ đây.
- Bàng Quyên là một tướng tài của nước Ngụy, nên khi xuất quân chinh phạt nước Hàn, thì đánh đâu thắng đó, chẳng mây chốc đã chiếm được tòa thành quan trọng của nước Hàn tên là Thành Cao, do Thái Tử nước Hàn trấn giữ.
- Khi thành Cao bị Bàng Quyên chiếm được, thì vua nước Hàn hoang mang lắm, không biết phải làm sao lấy lại vì Quân Ngụy rất mạnh.
- đúng lúc không biết tính sao thì Bàng Quyên cho người dâng thư thương nghị, trong thứ có ý muốn Vua nước hàn Dùng Tôn Tẫn để đổi lấy thành Cao, sau khi thảo luận với các quan đại thận thì Vua nước Hàn đã đồng ý Dùng Tôn Tẫn để đổi lấy Thành Cao,
- Nhưng Thái Tử của nước Hàn không đồng ý, vì để mất thành Cao vào tay Bàng Quyên là lỗi của thái tử, nên Thái Tử sợ người trong thiên hạ chê cười là vô dụng, phải dùng Tôn Tẫn để chuộc lỗi sẽ thật là xấu hổ với thiên hạ, và vì bản tính kiêu ngạo, háu thắng muốn thể hiện mình, đến độ đã chặt đứt ngón tay của mình để ngăn cản việc đổi Tôn Tẫn lấy thành cao.cuối cùng vì thương con mà vua nước hàn cũng đã chấp nhận để thái tử cầm quân ra trận lấy lại thành Cao và để tôn tẫn làm quân sư,
- Ban đầu thái tử nước hàn chủ chương dẫn quân đến thẳng Thành Cao. đối đầu với quân chủ lực của nước ngụy do bàng quyên chi huy.
- Tôn tẫn ngăn lại nói.
- Thái tử không nên đối đấu trực tiếp với Bàng Quyên,
- Thải tử hỏi : Vậy quân sư có mưu kế gì ?
Tôn tẫn đáp ; Thế quân Ngụy rất mạnh, hơn nữa mục đính của Bàn Quên không phải là sâm chiếm nước Hàn, mà Bàng Quyên chỉ muốn có Tôn Tẫn này thôi !
- Thái Tử hỏi tiếp ; Vậy ý cảu Quân Sư Sao ?
- Tôn tẫn nói : Đầu tiên ta nên dâng cho nước Tần 2 thành nhỏ giáp biên giới để yên một phía, sau đó mí tính tiếp, Thái tử có đồng ý ko ?
- Thái tử nói : Nếu ngài nói có lý thì ta săn sàng. mời Tiên sinh nói tiếp.
- Tôn Tẫn tiếp lời : Sau đó chúng ta sẽ dẫn quân đến đánh Thành Trung Âu là cửa ngõ yết hầu của nước Ngụy.rồi thế này, thế này, thế này này...
- Thái Tử nghe tôn tẫn nói có lý nên lập tức sai người đến nước Tần dâng 2 tòa thành nhỏ như trong kế của Tôn tẫn.
- Sau đó Tôn Tẫn dẫn 5 vạn quân đi đánh thành trung âu, là cửa ngõ yết hầu của nước ngụy, và là bình phong che chăn cho nước ngụy.
- Và Tôn Tẫn cử Thân đại phu dẫn 3 vạn đạị quân đi đánh thành cao, Tôn Tẫn dặn Thân đại phu dọc đương đi thì hô trương thanh thế, nếu phải đối mặt với Bàng Quyên thì phải giả thua và rút lui thật nhanh.
- Chẳng bao lâu bên phía quân Ngụy tham báo báo tin - quân Hàn không nộp Tôn Tẫn mà quyết tâm đánh Ngụy để lấy lại thành cao, Bàng Quyên cho quân do thám xác thực xem, trong đoàn quân nước Hàn, Tôn Tẫn có cùng đi đánh thành cao hay không,
- Rồi chợt Bàng Quyên có tin báo, Thái Tử nước Hàn và Tôn Tẫn dẫn 5 vạn đại quân tiến về trung mâu
- Bàng Quyên cũng thuộc hạng cáo già, nên khi nghe xong tin đó, thì ngẫm nghi 1 lúc ! Rồi cũng sai bộ tướng đẫn quân tiến đánh kinh đô nước Hàn, Vậy là Bàng Quyên định dùng kế vây ngụy cứu triệu để ép tôn tẫn phải quay binh về cứu nước nhà gấp.
- ( Xin dẫn giải là : trước đó Tôn Tẫn đã dùng kế vây Ngụy Cứu Triệu để ép Bàng Quyên rút binh về cứu nước Ngụy, và dọc đường rút quân của bàng quyên, Tôn Tẫn đã cho quân mai phục đánh cho Bàng Quyên tan nát, nên lần này Bàng Quyên định dùng kế Vây Ngụy Cứu Triệu này để đánh lại Tôn Tân, hi vọng là dùng gậy ông đập lưng ông. Nhưng Tôn Tẫn đâu phải thỏ non như Bàng Quyên dự tính đâu, chúng ta xem tiếp câu chuyện )
- Nhưng Bàng Quyên đâu ngờ, việc Bàng Quyên dẫn quân tiến đánh kinh đô nước Hàn đã nằm trong dự định của Tôn Tẫn rồi, đúng là : núi cao. gặp núi cao.
- thái tử nước hàn lúc đó mới thất kinh, khi nghe tin đó, và trách Tôn Tẫn là, sao ko cho thái tử biết dự liệu đó,
- Tôn Tẫn bình tĩnh trả lời, dự liệu chỉ là dự liệu, chưa chắc đã sảy ra,
- thái tử nước hàn hỏi tiếp ; vây giờ làm thế nào
- tôn tẫn đáp, ta chia quân làm 2 ngả
1 về kinh đô, một tiến đến thành cao
- thái tử hỏi? thế ta không đánh trung mâu ư.
tôn tẫn đáp.
- tiến đánh Trung Mâu là giả, thái tử ngặt lời
nếu ko đánh trung âu, sao ko nói cho ta biết ?
Tôn Tẫn đáp, thần sợ thái tử không biết giả vờ, nếu thái tử biết việc đánh trung âu là giả, thì sẽ lơ là việc đốc thúc quân lính. như vậy sao Bàng Quyên tin đượcc ! thái tử tức giận nói ! ta muốn tiếp tục tấn công vào trung âu.Tôn Tẫn liền ngăn lại, và lần này Tôn Tẫn mới giải thích cặn kẽ cho Thái Tử nước Hàn nghe tỉ mỉ về kế hoạch thật sự. sau khi nghe Tôn Tẫn nói Thái Tử mới phá lên cười và chỉ Tôn Tẫn nói, Ngài Quả thật là cáo già, dám qua mặt cả ta. rồi theo lời Tôn Tẫn chia quân đi 2 ngả, Một về Kinh Đô, Một đên Thành Cao.
- Về Phía Quân Ngụy : Bàng Quyên sau khi nghe tin Tôn Tẫn đem quân quay về nước để cứu viện cho kinh đô nước Hàn, bèn cho tập khích và nhằm bắt sống cho được tôn tẫn,
- Nhưng Bàng Quyên đâu ngờ, Tôn Tẫn đã phái một đội quân tinh nhuệ tiến đến thành Cao tự lúc nào ko ai hay, và sau khi Bàng Quyên đã cho quân lính đi xa khỏi thành cao, thì đội quân tinh nhuệ này đã hóa trang giải làm dân chúng, trà trộn vào thành, và đội quân này chỉ chờ khi Tôn Tẫn đến ra lệnh, sẽ lập tức tập kích thành Cao, trong ứng ngoại hợp đoạt lại thành cao.
- Và trong trận chiến này Bàng Quên đã ko bắt được Tôn Tẫn mà còn để Tôn Tẫn lấy lại Thành cao, và quân Ngụy đại bại.
- như vậy các bạn có thể thấy. Tôn Tẫn đã dùng kế Thanh Đông Kích Tây này một cách hoản hảo.
- Đầu tiên là phao tin đồn nhằm che mắt Bàng Quyên,thậm chí dấu cả Thái Tử nước Hàn về kế hoạch của mình, và bí mật sai một đội quân tinh nhuệ trà trộn vào thành Cao một cách bí mật, nhằm trong ứng ngoài hợp đánh úp thành cao,

Vận dụng kế thanh đông kích tây trong cờ tướng.

- Vậy trong cờ tướng thì sao ? làm sao để áp dụng kế này trong cờ tướng một cách hoàn hảo.
Áp dụng kế Thanh đông kích tây trong cờ tướng.
- sau đây mình xin giới thiệu đến các bạn một ván cờ thực chiến rất hay, của ai mình cũng không biết nữa, vàn cờ này mình tìm được trên mạng, nếu ai biết ván cờ này là ván đấu của ai với ai thì comen phí dưới nhé.
thanh-dong-kich-tay
thanh-dong-kich-tay

- như hình cờ đang hiển thị thì bên trắng còn 4 chốt, song xe, song pháo, song mã, song sĩ và khuyết tượng,
- Bên đen cũng còn 4 chốt, song xe, song pháo, song mã, và sĩ tượng toàn,
- bên trắng song mã chưa phát triển được,bên đen xe và mã chưa xuất, thế trận đôi bên ngang bằng,
- bây giờ đến phiên trắng đi, vậy trắng phải đi thế nào cho hiệu quả đây,
- nếu theo như trong kế thì đầu tiên trắng cần phải phao tin đồn, sau đó tạo một hoặc hai mục tiêu giả, để đánh lừa nhằm che mắt đối phương, để rồi bất ngờ tấn công vào mục tiêu khác,
- chúng ta bắt đầu ván cờ
Biên Soạn Uyên Dung 
các bạn có nhu cầu đằng bài trên Blog hay web cá nhân, vui lòng để Link trang Web và tên tác giả biên soạn.

Xem Bình luận ván cờ sử dụng kế Thanh Đông kích tây


Chia sẻ bài viết :
 
Trang web của chúng tôi : Youtube | FaceBook | Google +
Copyright © 2011. Chuyên đề cờ tướng - cotuongaz - kênh bình luận cờ tướng
Khởi Xướng bới : Uyên Dung Thiết kế bởi : Nguyễn Song
Mã Nguồn Blogger